Trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức thường đi ngoài từ 2 – 3 lần mỗi ngày với phân sệt. Vậy nếu bé đi ngoài nhiều lần hơn và lỏng hơn thì sao? Liệu có phải bé bị tiêu chảy không? Tiêu chảy này có nguy hiểm không? Có cần phải đi khám bác sĩ không? Đó luôn là những thắc mắc của các ông bố bà mẹ nuôi con lần đầu.
1. Trẻ sơ sinh đi ngoài bình thường là như thế nào?
Trẻ sơ sinh được nuôi bằng nguồn sữa mẹ và sữa bình theo công thức khi đi ngoài phân của mỗi trẻ sẽ có sự khác nhau hoàn toàn.
Phân của trẻ được nuôi bằng sữa mẹ thường mềm hoặc lỏng và có ít hạt trắng. Thường có màu vàng hoặc màu cam nhưng thỉnh thoảng có thể có màu xanh lục nhạt. Bé bú mẹ có thể đi ngoài tới 8-10 lần một ngày hoặc vài ngày không đi ngoài vẫn được xem là bình thường nếu bé khỏe mạnh và tăng cân tốt.
Bé bú sữa công thức có xu hướng đi ngoài phân đặc hơn so với trẻ bú mẹ. Phân bình thường ở trẻ bú sữa công thức thường là khối mềm, màu sắc có thể thay đổi từ xanh xám, vàng, hoặc nâu, phụ thuộc vào loại sữa công thức mà trẻ sử dụng. Số lần đi ngoài thường từ 1 đến 2 lần mỗi ngày, đến mỗi 1 hoặc 2 ngày.
2. Khi nào thì gọi là trẻ bị tiêu chảy?
Trẻ sơ sinh bị đi ngoài với các tính chất sau thì có khả năng là trẻ bị tiêu chảy:
- Nhiều lần hơn bình thường của bé.
- Có bọt.
- Tóe nước.
- Thay đổi màu sắc.
- Có nhầy hoặc máu.
- Có mùi thối.
3. Nguyên nhân bé bị tiêu chảy là gì?
- Các khả năng có thể làm cho trẻ bị tiêu chảy khá đa dạng. Bé có thể đang nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Cũng có thể tiêu chảy là do ký sinh trùng, đôi khi là do kháng sinh, hoặc do thức ăn của bé. Trẻ sơ sinh bị đi ngoài khi uống quá nhiều nước trái cây, hoặc trẻ bị dị ứng hay kém dung nạp với thức ăn.
- Nhiều khi cũng không cần biết chính xác nguyên nhân bé bị tiêu chảy, vì tiêu chảy sẽ tự giới hạn, khi đó nguyên nhân không đáng để lưu tâm.
4. Ảnh hưởng khi bé bị tiêu chảy?
Tiêu chảy làm cơ thể bé mất nhiều nước và điện giải. Bé có thể mất nước rất nhanh trong 1 đến 2 ngày sau khi bắt đầu tiêu chảy và nó có thể rất nguy hiểm, đặc biệt đồi với trẻ mới sinh.
5. Khi nào mẹ nên đưa trẻ bị tiêu chảy đi khám bác sĩ?
Hãy tìm sự giúp đỡ của bác sĩ để con bạn được thăm khám và đánh giá một cách chính xác khi bé bị tiêu chảy kèm các dấu hiệu sau:
- Nếu bé có sốt.
- Nếu bé nôn hơn 12 tiếng.
- Nếu bé có dấu hiệu mất nước (môi khô, mắt trũng, khóc không có nước mắt, vật vã, kích thích,…)
- Nếu phân có máu hoặc nhầy hoặc có màu đen.
- Nếu phân có mùi thối hoặc giống có mỡ.
- Nếu tiêu chảy nặng hơn 48 giờ.
- Nếu bé nhỏ hơn 3 tháng tuổi hãy gọi bác sĩ càng sớm càng tốt khi bé bị tiêu chảy hoặc nôn.
6. Chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều.
– Bác sĩ thường không khuyên dùng thuốc cầm tiêu chảy cho bé. Thay vào đó, các bác sĩ sẽ dùng kháng sinh khi xác định trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng hoặc thuốc kháng ký sinh trùng khi nhiễm ký sinh trùng.
– Bé bị tiêu chảy nặng có mất nước sẽ cần phải nhập viên để truyền dịch tĩnh mạch.
– Bác sĩ có thể khuyên các mẹ cho bé bị tiêu chảyuống thêm dịch bồi phụ nước điện giải (Oresol). Sản phẩm này các mẹ có thể mua ở quầy thuốc, chúng chứa nước và các chất điện giải có thể dự phòng và điều trị mất nước.
– Nếu đang ăn thức ăn đặc mà trẻ bị tiêu chảy, bác sĩ có thể khuyên chuyển qua các loại thức ăn mềm, dạng bột giống như chuối, táo, và ngũ cốc cho đến khi tiêu chảy ngừng. Các mẹ đang cho con bú nên tránh các thức ăn có thể làm cho trẻ bị tiêu chảy.
– Trẻ bị tiêu chảy nên tránh các thức ăn có thể làm bệnh nặng hơn, như:
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ
- Sản phẩm có nguồn gốc từ sữa như sữa bò, phô mai
- Đồ ngọt như bánh, soda, thức uống có ga.
Tiêu chảy do virus hoặc vi khuẩn rất dễ lây. Mẹ nên rửa tay với nước ấm và xà phòng mỗi khi thay tã cho bé để ngăn sự lây nhiễm. Giữ tã mới ở chỗ sạch và không bị nhiễm bẩn. Hãy giữ bé ở nhà để chăm sóc cho đến khi bé hết hẳn tiêu chảy.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.